-
(HCM.VN) - Trong đời sống xã hội, mỗi người có nhiều mối quan hệ nhưng hàng đầu, xuyên suốt và quan trọng nhất là “mình đối với mình”, “đối với tự mình”, “tự mình phải”. Mình xử sự tốt với mình thì mới xử sự tốt với các đối tượng khác.
-
(HCM.VN) – Tuy mới “đi” được một nửa chặng đường với tập I “Nợ nước non” và tập II “Lênh đênh bốn biển”, song bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ có mong muốn khắc họa đầy đủ, sinh động và lôi cuốn về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
(HCM.VN) - Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã đi xa, nhưng di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách Người để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là kim chỉ nam dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Trong đó, tư tưởng về nêu cao thái độ, trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên có giá trị to lớn đối với mọi giai đoạn cách mạng.
-
(HCM.VN) - Suốt cuộc đời mình, một Hồ Chí Minh hết lòng yêu thương con người luôn hiển hiện, không phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời điểm, là bởi vì: “Ưu điểm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ đấu tranh cho một lá cờ, cho một sự giải phóng ở bề mặt bên ngoài, Người muốn tiến hành một cuộc chiến đấu cho phẩm giá con người, cho sự giải phóng và phúc lợi của toàn dân và nhờ thế mà cuộc cách mạng Người phát động đã mang tầm cỡ thế giới”[1]. Vì thế, dù đã đi xa, nhưng tấm gương đạo đức cách mạng của một người đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước, cho nhân loại khổ đau vẫn sống mãi trong trái tim, khối óc mỗi người yêu chuộng tự do, hòa bình, công lý trên hành tinh này.
-
(HCM.VN) - Gia đình có vai trò đặc biệt, là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách con người, trong đó, giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên nhân cách của mỗi người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, tấm lòng ái quốc của cha, tình cảm nhân ái, vị tha của mẹ, đức tính thương người, yêu nước, gan dạ từ các thành viên trong gia đình được truyền dạy đến Nguyễn Tất Thành qua tình yêu thương, sự dạy dỗ của đấng sinh thành, đã góp phần hình thành nên nhân cách, tầm nhìn và tư duy vĩ đại của một bậc vĩ nhân, kiến tạo nên mục tiêu, lý tưởng và con đường cứu dân, cứu nước cao cả của Người.
-
(HCM.VN) - Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) là dịp để chúng ta tưởng nhớ, biết ơn những tư tưởng tiến bộ, những đóng góp vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị to lớn trong lịch sử, mà còn là kim chỉ nam soi sáng con đường bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau.
-
(HCM.VN) - Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2023), chúng ta khắc ghi công ơn một vĩ nhân của thời đại, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Người đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc từ thân phận nô lệ trở thành dân tộc tự do, độc lập. Độc lập dân tộc ở Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người khẳng định “nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[1].
-
Kể từ ngày 18/5/1946 khi các báo ở Thủ đô Hà Nội lần đầu thông tin với đồng bào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 19/5/1890, cứ vào dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những tình cảm sâu nặng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Nhưng Bác luôn từ chối những lễ nghi phiền phức, Bác thường dặn trước các địa phương, cơ quan không nên tổ chức linh đình... Ôn lại kỷ niệm về những ngày sinh của Bác là một lần chúng ta lại thấy sáng ngời phẩm chất cao đẹp của một con người vĩ đại!
-
Văn hoá đạo đức đã trở thành nền tảng của văn hoá Việt Nam, hiện nay đang được nâng lên ở tầm cao mới. Bồi dưỡng văn hoá đạo đức cho cán bộ trẻ ở nước ta và định hướng bồi dưỡng văn hóa đạo đức cho cán bộ trẻ trong tình hình mới là yêu cầu khách quan. Đây vừa là nội dung, vừa là định hướng để cán bộ trẻ phát triển toàn diện cả về phẩm chất, nhân cách và đạo đức theo tiêu chí chân - thiện - mỹ.
-
(HCM.VN) - Nghiên cứu 60 bức điện, thư, bài nói chuyện của Bác với đồng bào các dân tộc thiểu số, có thể thấy bao trùm trong đó là tư tưởng của Người về đoàn kết các dân tộc.
-
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2023), là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi tổ chức Đảng thấm nhuần tư tưởng, tự soi rọi lại mình, tiếp tục thực hiện nhằm tăng thêm ý chí, quyết tâm và sức mạnh đưa đất nước phát triển sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới như Bác hằng mong muốn. Cuộc đời 79 mùa xuân của Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của tư tưởng đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại.
-
“Nói đi đôi với làm” là một trong những nguyên tắc căn bản của đạo đức cách mạng, là biểu hiện sinh động, cụ thể của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức mà mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc và thực hành thường xuyên, hằng ngày trong công việc và đời sống. Vì vậy, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về “Nói đi đôi với làm” là nhiệm vụ quan trọng và mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phấn đấu, thực hiện.